Mục tiêu đến năm 2030 

Theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2030 khoảng 313.000 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa), được huy động chủ yếu từ nguồn ngoài ngân sách, vốn doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác. Nguồn vốn ngân sách nhà nước tập trung cho hạ tầng hàng hải công cộng; khu vực trọng điểm, tạo sức lan tỏa và thu hút đầu tư.

Phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại, dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh, an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đưa nước ta cơ bản trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030.

Về năng lực: đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, giao thương giữa các vùng, miền trong cả nước và hàng trung chuyển, quá cảnh cho các nước trong khu vực cũng như nhu cầu vận tải hành khách nội địa và quốc tế. Hệ thống cảng biển đáp ứng thông qua lượng hàng hóa từ 1.140 đến 1.423 triệu tấn (trong đó hàng container từ 38 đến 47 triệu TEU)

Tầm nhìn đến năm 2050

Việt Nam phát triển hệ thống cảng biển đồng bộ, hiện đại ngang tầm với khu vực và thế giới, đáp ứng các tiêu chí cảng xanh và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội đất nước, là trụ cột chính có vai trò động lực, dẫn dắt, phát triển thành công kinh tế hàng hải, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia biển mạnh và nước phát triển, thu nhập cao.

Năng lực hệ thống cảng biển được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng từ 4,0 đến 4,5%/năm.

Hệ thống cảng biển của Việt Nam trong nhiều năm qua đã không ngừng mở rộng và phát triển, thể hiện khá tốt vai trò là đầu mối phục vụ xuất, nhập khẩu hàng hóa, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Theo đó cảng biển là bộ phận quan trọng của kết cấu hạ tầng hàng hải, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, được xác định là một trong ba khâu đột phá chiến lược, cần ưu tiên đầu tư bảo đảm hài hòa giữa phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng – an ninh và an sinh xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo, tăng cường hợp tác quốc tế về biển, duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Logistic – Những điều cần biết khi đăng ký dịch vụ tại Cảng Vạn Ninh

  • Bảo hiểm hàng hóa:

Dịch vụ bảo hiểm hàng hóa: Là dịch vụ hàng hóa được mua bảo hiểm trong quá trình vận chuyển.

  • Phát hàng thu tiền:

Dịch vụ phát hàng thu tiền: Là dịch vụ nhà vận chuyển khi tiến hành phát hàng cho người nhận, đồng thời tiến hành thu tiền hàng, và sau đó chuyển trả cho người gửi.

  • Báo phát:

Dịch vụ báo phát: Là dịch vụ khi phát vận đơn, người nhận ngoài việc ký nhận và ghi rõ họ tên vào phiếu phát ( liên hồng ), còn phải ký nhận và ghi rõ họ tên vào phiếu báo phát. Phiếu báo phát sau đó được nhà vận chuyển trả cho người gửi.

  • Phát tận tay:

Dịch vụ phát tận tay: Là dịch vụ mà nhân viên của nhà vận chuyển khi phát vận đơn cho người nhận chỉ được phát cho đúng người có họ và tên ghi trên phong bì và phiếu gửi. Dịch vụ này chỉ được chấp nhận tại thời điểm gửi vận đơn.

  • Chuyển hoàn:

Dịch vụ chuyển hoàn: Là dịch vụ sau khi đi phát vận đơn mà không phát được vì lý do khách quan, nhà vận chuyển tiến hành chuyển hoàn vận đơn về theo yêu cầu của người gửi hoặc khi quá thời gian quy định mà người gửi không có thông tin bổ sung.

Khi vận đơn không phát được,Trung tâm Logictics Đông Nam Á tiến hành thông báo cho người gửi, và sau 48h nếu người gửi không có thông tin tiếp theo cho Trung tâm Logictics Đông Nam Á xử lý, thì Trung Tâm Logictics Đông Nam Á sẽ tiến hành hoàn vận đơn.

  • Đồng kiểm

Dịch vụ đồng kiểm: Là dịch vụ khi gửi hàng ( người gửi và nhân viên chấp nhận ), cũng như khi phát hàng ( người nhận và nhân viên phát hàng ), tiến hành đồng kiểm chi tiết nội dung bên trong.

  • Thanh toán đầu nhận:

Dịch vụ thanh toán đầu nhận: Là dịch vụ vận chuyển mà người nhận hàng là người thanh toán cước phí vận chuyển cho nhà vận chuyển.

  • Nhận hộ hàng

Dịch vụ nhận hộ: Là dịch vụ mà người gửi yêu cầu nhà vận chuyển nhận hàng từ một địa điểm cụ thể nào đó ( không thuộc địa chỉ người gửi )

  • Phát trong ngày:

Dịch vụ phát trong ngày: Là dịch vụ có thời gian nhận và thời gian phát trong cùng một ngày làm việc.

  • Phát hẹn giờ, phát ưu tiên:
    • Dịch vụ phát hẹn giờ: Là dịch vụ mà nhà vận chuyển thực hiện việc phát vận đơn cho người nhận đúng một thời điểm cụ thể nào đó, hoặc trước một thời điểm cụ thể nào đó.
    • Dịch vụ phát ưu tiên: Dịch vụ “Phát ưu tiên” là dịch vụ mà vận đơn được phát chậm nhất 2h kể từ giờ bắt đầu làm việc của chuyến thư đến.
  • Phát trước 9h30
    • Dịch vụ phát trước 9h30: Là dịch vụ mà vận đơn được khách hàng gửi hôm nay, sẽ được nhà vận chuyển phát trước 9h30 ngày hôm sau.
    • Phạm vi cung cấp dịch vụ:
    • Phát trước 9h30 : ( áp dụng cho người nhận là các tổ chức, công ty, doanh nghiệp)
      • Miền Bắc: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên ( Phố Nối A + B, TT Như Quỳnh ), Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ( TX Vĩnh Yên ), Hà Nam.
      • Miền Trung: Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảngg Trị, Quảng Bình
      • Miền Nam: Đắk Lắk, Lâm Đồng, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh. Bình Phước
      • Miền Tây: Cần Thơ, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang,Kiên Giang,Bạc Liêu,Bến Tre,
  • Hồ sơ thầu: Dịch vụ hồ sơ thầu: Là dịch vụ vận chuyển nội dung vận đơn là hồ sơ thầu.
  • Hàng giá trị cao: Dịch vụ hàng giá trị cao: Là dịch vụ vận chuyển có nội dung vận đơn là hàng giá trị cao, như điện thoại di động, máy tính xác tay, máy ảnh kỹ thuật số, máy camera, các thiết bị thông tin, hàng điện tử….
  • Hàng dễ vỡ: Dịch vụ hàng dễ vỡ: Là dịch vụ vận chuyển có nội dung bên trong vận đơn là hàng dễ vỡ như thủy tinh, sảnh sứ, màn hình máy vi tính, màn hình ti vi, LCD….
  • Hàng nặng phát nhanh: Dịch vụ hàng nặng phát nhanh: Là dịch vụ chuyển phát nhanh được cung cấp cho vận đơn có trọng lượng trên 5kg, nhưng được chuyển đi trong chuyến bay cuối ngày.
    • Hàng đặc biệt ( như Sơn nước, hàng hóa chất, hàng chất lỏng… => Dịch vụ hàng đặc biệt: Là dịch vụ vận chuyển những hàng hóa không gửi được bằng hình thức thông thường như hàng sơn nước, hóa chất, hàng chất lỏng….
    • Hàng cồng kềnh: Là hàng có thể tích lớn trong khi đó trọng lượng lại nhỏ, cụ thể 1m3 < 167 kg đối với đường hàng không và 1m3 < 300 kg đối với vận chuyển đường bộ, ví dụ như Bông gòn, như các sản phẩm từ xốp….
  • Nguyên tắc xác định trọng lượng tính cước: Vật thể khi được gửi qua ngành chuyển phát được tính trọng lượng theo 02 ( hai ) cách:
    • Cách 1: Cân – Cân để xác định trọng lượng thực.
    • Cách 2: Đo – Đo để xác định trọng lượng theo thể tích.

Trong 02 (hai) cách tính trọng lượng trên, trọng lượng nào lớn hơn được dùng làm trọng lượng tính cước dịch vụ chuyển phát.

  • Hàng quá khổ: Là hàng hóa có kích thước chiều dài nhất dài hơn 1,2m và cước phí được tính như sau
    • Hàng hóa có kích thước chiều dài nhất trên 1,2m và có trọng lượng dưới 50kg thì trọng lượng tính cước là 50kg
    • Hàng hóa có kích thước chiều dài nhất trên 1,2m và có trọng lượng dưới 50kg thì trọng lượng tính cước là 50kg
  • Hàng nguyên khối: hàng không thể tách rời, chia nhỏ. Hàng nguyên khối có trọng lượng lớn là có trọng lượng trên 100 kg. Phụ thu thêm 20% cước chính