Nhờ thu hút được nguồn vốn đầu tư, hệ thống cảng biển Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng vượt bậc. Nếu năm 2000, Việt Nam mới được đầu tư khoảng 20km chiều dài cầu bến cảng, thông qua sản lượng hàng hóa 82,4 triệu tấn thì tính đến tháng 6/2022, hệ thống cảng biển Việt Nam hiện có 286 bến cảng, phân bố theo 5 nhóm cảng biển, tổng chiều dài cầu cảng hơn 96 km, hạ tầng đáp ứng được lượng hàng thông qua hơn 733 triệu tấn năm 2022. Hệ thống đã hình thành các cảng cửa ngõ kết hợp trung chuyển quốc tế tại phía Bắc và phía Nam; tiếp nhận thành công tàu container đến 132.000 DWT tại khu bến Lạch Huyện (Hải Phòng), đến 214.000 DWT tại khu bến Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu).

Hầu hết các cảng gắn liền với các trung tâm, các vùng kinh tế lớn của cả nước đã hình thànhcác cảng biển lớn với vai trò là đầu mối phục vụ xuất nhập khẩu hàng hóa và tạo động lực phát triển toàn vùng như:

  • Quảng Ninh, Hải Phòng gắn với Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc;
  • Nghi Sơn, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn gắn với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung;
  • Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai gắn với vùng kinh tế động lực Đông Nam Bộ;
  • Cần Thơ, Long An, An Giang gắn với Vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Quy mô cảng biển Việt Nam