QUY MÔ

Dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh được đầu tư xây dựng trên diện tích 82,79ha, tại xã Vạn Ninh, TP Móng Cái, tổng mức đầu tư giai đoạn 1 trên 2.248 tỷ đồng, do Công ty CP Cảng Quốc tế Vạn Ninh làm chủ đầu tư. Thời gian đầu tư, xây dựng dự kiến trong 3 năm, hoàn thành và đưa vào khai thác trong quý IV năm 2024.

Video công trình

Bến cảng được thiết kế hạng mục bến cầu chính dài 500m, có thể đậu đồng thời 2 tàu trọng tải lên đến 20.000 DWT hoặc 3 tàu trọng tải 10.000 DWT và đậu các sà lan ở mặt sau; xây dựng 180m bến sà lan ở phía trong, tiếp giáp bờ; xây dựng 3 cầu dẫn…

Riêng khu kho bãi sẽ được đầu tư đồng bộ, trang bị hạ tầng hiện đại đáp ứng tốt nhất yêu cầu làm hàng tổng hợp và container. Ngoài ra, dự án còn có kho CFS, nhà điều hành cảng…

KHÓ KHĂN VÀ QUYẾT TÂM NỖ LỰC 

Song song với đó, tỉnh không ngừng cải thiện trường môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách hành chính, thúc đẩy có hiệu quả đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, thu hút được nguồn lực ngoài ngân sách lớn – nguồn động lực đột phá mạnh mẽ cho đầu tư phát triển.

Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu Covid-19 tác động đến hầu khắp các lĩnh vực, tuy nhiên với cách tiếp cận sáng tạo, chủ động, Quảng Ninh là một trong số ít tỉnh, thành phố cho đến nay vẫn giữ được địa bàn an toàn. Trong 9 tháng năm 2021, nhờ giữ được vùng xanh an toàn, liên tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh… vì thế GRDP tăng trưởng đạt 8,6%, đã thu hút nhiều dự án FDI mới với tổng vốn đầu tư cấp mới và điều chỉnh đạt trên 1 tỷ USD.

Để phát huy hiệu quả, đồng bộ dự án, với phương châm “lấy đầu tư công dẫn dắt đầu tư tư”, Quảng Ninh đã đầu tư cao tốc Vân Đồn – Móng Cái để đồng bộ tuyến cao tốc dọc tỉnh; triển khai xây dựng tuyến đường nối từ cao tốc Vân Đồn – Móng Cái ra Cảng Vạn Ninh dài 9,5km, tổng mức đầu tư 521 tỷ.

Tỉnh đã huy động được những nguồn lực lớn, không phải là từ ngân sách mà chính từ sự đoàn kết, đổi mới tư duy, cải thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn phục vụ phát triển. Nhờ những công trình giao thông trọng điểm, các cửa ngõ giao thông quan trọng để Quảng Ninh kết nối với quốc tế đều đã được mở. Những kinh nghiệm của Quảng Ninh là bài học quý để các địa phương trong cả nước học tập.

Sự đoàn kết và đổi mới tư duy là bài học quý giá

TẦM NHÌN VÀ SỨ MỆNH 

Việc Quảng Ninh đồng loạt khởi công chuỗi 4 dự án thể hiễn rõ niềm tin của các nhà đầu tư dành cho tỉnh, quyết tâm đảm bảo tăng trưởng đạt trên 10%. Đồng thời, cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV nhiệm kỳ 2020-2025 với mục tiêu xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của phía Bắc.

Khởi công Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh còn thể hiện rõ quan điểm ưu tiên của tỉnh đối với việc thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn với phát triển bền vững kinh tế biển; phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam; hiện thực hóa quy hoạch xây dựng KKT cửa khẩu Móng Cái theo Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 16/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

“Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung”

Phát biểu tại lễ khởi công, đồng chí Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã nêu bật những cơ hội, lợi thế nổi trội của Quảng Ninh trong “Hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt – Trung”, liên vùng Vịnh Bắc Bộ. Tỉnh đã nỗ lực khai thác có hiệu quả những cơ hội, lợi thế này để phát triển kinh tế – xã hội; ưu tiên đầu tư đồng bộ, hiện đại hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, đô thị, du lịch, dịch vụ…

VAI TRÒ 

Vai trò trong xuất khẩu với Trung Quốc

Phát biểu tại lễ khởi công, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang cho biết, cảng Vạn Ninh phục vụ chủ yếu nhu cầu hàng hóa thông qua thành phố Móng Cái, phát triển kinh tế – xã hội liên vùng và cả nước; có bến tổng hợp, hàng lỏng/khí, bến cảng khách và các bến cho các phương tiện thủy nội địa. Bến cảng có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn hoặc lớn hơn khi đủ điều kiện.

Theo Thứ trưởng, trong năm nay và chậm nhất là đầu năm tới cũng sẽ có các bến cảng khác như Lạch Huyện với các bến 3, 4, 5, 6 sẽ được hình thành, tạo thành nhóm cảng biển số một, mà nòng cốt chủ yếu là cảng biển Quảng Ninh và cảng biển Hải Phòng sẽ là cửa ngõ, đầu mối của tuyến vận tải biển có…hẩu hàng hóa với Trung Quốc.

Từ Móng Cái đến Cà Mau

Cảng biển Quảng Ninh là một trong số 17 cảng biển hàng đầu của quốc gia và là cảng biển quan trọng đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Trong 5 năm gần đây, sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Quảng Ninh luôn đạt mức tăng trưởng cao. Do đó, Cảng tổng hợp Vạn Ninh hoàn thành sẽ hình thành tuyến vận tải kết nối Móng Cái với các cảng biển lớn trong cả nước và khu vực, mở ra cơ hội hình thành tuyến vận tải biển dài nhất từ trước đến nay từ Móng Cái đến Cà Mau.